Lịch Sử Ra Đời Và Tác Dụng Thật Của Mặt Nạ Giấy

Jayjun Mask Cosmetics
5/5 - (100 votes)

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, thì sử dụng mặt nạ giấy (mặt nạ tấm) là giải pháp khá tiết kiệm để thư giãn và có trải nghiệm spa ngay tại nhà. Dòng sản phẩm này cũng khá bắt mắt và thích hợp để trao đổi, tặng cho bạn bè đồng nghiệp. Thỉnh thoảng mình còn thấy mấy chị đồng nghiệp dùng vào giờ nghỉ trưa. Nhưng liệu các loại mặt nạ này có thực sự hữu ích trong việc chăm sóc da hay không?

Lý Thuyết Tạo Nên Mặt Nạ Giấy

Lý thuyết đằng sau tấm mặt nạ rất đơn giản: tinh chất, huyết thanh hoặc các dưỡng chất sẽ được hấp thu tốt hơn vào da nếu chúng được lưu giữ trong thời gian dài trên da mặt và được bảo vệ bởi lớp mặt nạ nhằm chống sự bay hơi. Ý tưởng này đã có cách đây hàng thế kỷ.

Helen Rowley
ToiLet Mask được Helen Rowley sáng chế vào năm 1875 làm từ cao su Ấn Độ

Phiên bản mặt nạ dưỡng da đầu tiên được cấp bằng sáng chế là của Helen Rowley vào năm 1875, sản phẩm này có tên là TOILET MASK. Sản phẩm này có thiết kế ôm kín khuôn mặt và được sử dụng qua đêm như một phương pháp điều trị da liễu. Theo mô tả trong bằng sáng chế thì vật liệu mà bà Helen Rowley sử dụng là cao su Ấn Độ mềm mại, giúp da đổ mồ hôi và do đó “làm mềm và làm sáng da bằng cách thu nhỏ lỗ chân lông, giảm tác động từ môi trường”.

Thực tế chứng mình bà Rowley là một người nhìn xa trông rộng, nhưng chắc chắn chỉ có số ít người đủ can đảm đeo một chiếc mặt nạ cao su suốt cả đêm như vậy. Việc mang găng tay hay ủng cao su trong vài tiếng đồng hồ đã khiến cơ thể đổ mồ hôi rất khó chịu rồi!

Tuy nhiên, vào năm 1875 thì đó có thể là một sáng kiến thời thượng và hấp dẫn khi mà xà phòng có chứa Asen và các sản phẩm trang điểm chứa đầy chì và khoáng chất đang rất phổ biến. Rất may, các phiên bản sau này đã được cải tiến cho thoáng khí hơn bằng cách thay thế vật liệu cao su bởi các loại vải như nỉ, da sơn dương và vải satin. Chúng gần giống với mặt nạ giấy mà chúng ta thấy ngày nay.

Mặt Nạ Hiện Đại

Các loại mặt nạ chúng ta dùng ngày nay có xuất phát điểm khi Cty con của MAX FACTOR Nhật Bản (nay là SK-II) bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường dưới bằng sáng chế mang tên “Cosmetic face pack treatment” vào năm 1982. Sản phẩm được miêu tả là có đầy đủ lợi ích của mặt nạ truyền thống nhưng dễ sử dụng và vệ sinh hơn. Lớp mặt nạ được thấm đẫm dung dịch tinh chất đặc trưng của hãng, phù hợp cho làn da khô và lão hóa. Điều thú vị là sản phẩm này hiện vẫn đang được sản xuất dưới tên SK-II Facial Treatment Mask 6 pcs.

SK-II Facial Treatment Mask 6 pcs là loại mặt nạ tấm (mặt nạ giấy) có lịch sử lâu đời
SK-II Facial Treatment Mask 6 pcs là loại mặt nạ tấm (mặt nạ giấy) có lịch sử lâu đời

Tập đoàn mỹ phẩm khổng lồ Amorepacific đã bổ sung thêm nhiều đặc tính vào SK-II thông qua bằng sáng chế riêng của họ vào năm 2006. Các thông số bao gồm hình dạng, vật liệu cấu tạo nên tấm mặt nạ, loại dưỡng chất được sử dụng… Cũng như sáng tạo thêm mặt nạ cho từng khu vực như mắt, môi…

Đây là bằng sáng chế cơ bản cho tất cả các loại mặt nạ tại Hàn Quốc ngày nay từ loại bình dân cho đến hàng xa xỉ. Amorepacific sử dụng công nghệ này cho các thương hiệu riêng của họ (bao gồm Etude House, Innisfree, Hera và Sulwhasoo). Rất nhiều hãng khác cũng đang phải trả tiền bản quyền sáng chế cho tập đoàn này. Lẽ dĩ nhiên, Amorepacific là tập đoàn mỹ phẩm lớn mạnh nhất Hàn Quốc – theo số liệu 2017.

Từ phiên bản đầu tiên sử dụng cao su dày và khó chịu, mặt nạ tấm bây giờ được làm bằng vật liệu thoáng khí như bông, hydrogel, và cellulose. Các thành phần dung dịch bên trong cũng đa dạng hơn, từ chiết xuất trái cây, các loại dầu, tinh chất cho đến những nguyên liệu xa xỉ như Ngọc trai đen, Nhân Sâm.

Nhờ vào làn sóng văn hóa Hàn Quốc lan tỏa trên toàn thế giới trong những năm qua, mặt nạ tấm đã trở nên phổ biến. Nhiều ngôi sao Hollywood cũng sử dụng và đăng tải ảnh chụp lên các mạng xã hội. Mặt nạ tấm xuất hiện trong giờ nghỉ trưa ở các văn phòng. Làm quà trao đổi giữa các mẹ các chị…

Nếu các bạn muốn thấy được tác dụng rõ ràng của việc đắp mặt nạ, thì theo như quy trình “Chăm sóc da 10 bước của người Hàn Quốc” – Bạn phải đắp mặt nạ hằng ngày… Cơ mà như vậy liệu có khả thi và cần thiết hay không?

Thách Thức

Người viết bài đã cố gắng sử dụng mặt nạ tấm hàng ngày và nhận được kết quả tuyệt vời, tuy vậy biến điều này thành thói quen hàng ngày gây ra một số thách thức. Thời gian khuyến nghị khi đắp mặt nạ vào khoảng 20 phút, khá là lâu chỉ cho 01 bước skincare.

Vấn đề khác đó là chi phí, không nói đến hàng giả hàng nhái có giá sỉ 5.000vnd và được bán ra với giá trên 20.000vnd nhé. Nếu dùng hàng thật có thương hiệu đàng hoàng thì trung bình mỗi lần đắp sẽ tốn của bản khoảng 20.000vnd rồi. Xài liên tục 30 ngày hơn cả giá tiền một hũ kem dưỡng ẩm hoặc hũ mặt nạ ngủ.

Thực tế thì không phải ai cũng cho rằng sản phẩm này hữu ích. Chuyên gia làm đẹp Paula Begoun – Đồng thời là một blogger, doanh nhân và quản lý một kênh Radio tại USA, trong một trích dẫn đã nói rằng;

Tôi ghét mặt nạ tấm. Chúng là một sự lãng phí thời gian. Ngay cả khi sản phẩm đó chứa một công thức tốt thì vẫn quá mất thời gian. Các thành phần sẽ thâm nhập vào da dựa trên kích thước phân tử của chúng. Việc phủ thêm một tấm giấy lên mặt thật nhảm nhí khi cho rằng nó sẽ tăng khả năng hấp thụ.

Nghe có vẻ hơi nặng lời, nhưng bản thân mình cũng thấy như vậy. Nếu so sánh về giá cả, chức năng, độ tiện lợi thì các sản phẩm như xịt khoáng, kem dưỡng hay mặt nạ ngủ cũng đã làm tốt các chức năng đó.

Quan Trọng Vẫn Là Sở Thích

Có không ít người đã cải thiện được chất lượng da nhờ chăm chỉ đắp mặt nạ, nhưng ở trường hợp của Paula Begoun có thể bà ấy sử dụng những sản phẩm/phương pháp hiệu quả mà lại tiết kiệm thời gian hơn. Cho nên tốt hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Mình thì thích sử dụng mặt nạ tấm vào những ngày da khô hơn bình thường, hoặc để thư giãn sau một ngày căng thẳng. Tác dụng có thể cũng tựa như các loại kem dưỡng, tuy nhiên nó mang lại cảm giác như ở spa. Dù sao thì trong lòng thấy thích thú là được rồi =))

Hiện tại loại sản phẩm này rất đa dạng, khám phá mỗi thứ một ít cũng rất thú vị, hoặc chí ít các bạn có thể up ảnh lên Facebook, Instagram để chọc bạn bè, hay làm quà trao đổi với các chị đồng nghiệp cũng hay mà.

-Minh Nguyệt-

By Minh Nguyệt

I like analyzing health care products. Although this content is not really attractive to readers, it is very necessary.

Thảo luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

×