Nguyễn Lương Bằng – 09/11/2022
Sáng nay ông nội Cát dậy nấu nồi xôi đậu xanh cho cả nhà ăn.
Đậu được ông ngâm từ tối hôm trước. Tính ông hay lo xa, mà lo xa quá nên đâm ra hay e ngại và thấy việc gì cũng khó, cũng rủi ro.
Ông nấu bằng cái nồi cơm điện sharf mà ba được thừa hưởng từ bà nội. Xấu xấu nhưng xài tốt, chỉ có điều rơ le nhiệt lởm rồi. Phải lắc nhẹ nút mới bật.
Ông thì chắc do kỹ năng kém, nên nấu lần nào cũng bị sống. Nhưng có nhẽ do các lần đó nấu nhiều quá nên không chín được.
Bố mang bắt lên bếp gas, và chỉ nữa tiếng sau là có nồi xôi nóng dẻo, ngon lành. Được khuyến mãi thêm lớp cháy vàng giòn tuyệt vời.
Thời điểm này bà nội con được bác sỹ YHCT đến tận nhà châm cứu, bấm huyệt. tầm 8h bác sĩ sẽ đến. Bố và ông ngồi ăn được tí thì ông mang nồi đi và bảo “mấy cái nồi xấu xấu này mang xuống bếp để”.
Bố nghe mà cục tức nó nổi lên rất nhanh, chỉ kịp nói với rằng “tụi con xài đồ xấu đẹp không quan trọng”.

Như vậy cái bản tính sĩ đời, sĩ dởm của ông con nó vẫn vậy, không thể rèn giũa được. Ông con sợ bị đánh giá, luôn cố gắng tỏ ra hơn người, nhưng có lẽ là chân giá trị của bản thân thì không có.
Không riêng gì ông nội con, mà bản tính này xét trong thời của bố được xem là căn tính dân tộc. Tất nhiên là chỉ một số ít người dám nhìn vào sự thật này, và càng ít người hơn dám nói nên lời.
Cục tức của bố cũng nhanh chóng biến mất. Vì bố biết không thể trông mong ông nội con thay đổi, giáo dục một người ở độ tuổi đó rất khó thành công.
Một ý nghĩ khác của bố, đó là nên dần giảm bớt sự thờ ơ trước cái xấu. Trong một xã hội như thời của bố, việc đấu tranh với cái xấu, nói lên điều bất cập là khá nguy hiểm. Tuy vậy ta hãy cứ tìm những phương thức khác để làm điều đó, chứ không hẳn là chỉ có mỗi cách đứng lên nói bô bô trước bàn dân thiên hạ. Và nên đầu tư giáo dục con người trẻ trước, trước tiên là về đạo đức. Vì khi lớn rồi, thì việc thay đổi mindset là rất khó.







[…] hành động này cần sự kiên nhẫn vượt bật, và bố nghĩ rằng chỉ có cách giáo dục lớp trẻ tránh đi vào vết xe đỗ của cha ông là tốt […]