BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM TRONG TƯƠNG LAI 2023
Phát hành bởi World Economic Forum. 5/2023
ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG VÀ TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁNH NHIỆM
Các kết quả, giải thích và kết luận được đưa ra trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Báo cáo trình bày thông tin và dữ liệu đã được tổng hợp và/hoặc thu thập bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (tất cả thông tin và dữ liệu được đề cập ở đây gọi là “Dữ liệu”). Dữ liệu trong báo cáo này có thể thay đổi mà không cần báo trước. Các thuật ngữ quốc gia và dân tộc được sử dụng trong báo cáo này không phải khi nào cũng đề cập đến một thực thể lãnh thổ là một quốc gia như được hiểu theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Các thuật ngữ này cũng bao gồm các khu vực kinh tế xác định rõ, độc lập về mặt địa lý nhưng không phải là các quốc gia cụ thể, nhưng các dữ liệu vẫn được thống kê trên cơ sở độc lập và riêng biệt.
Mặc dù Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) đã thực hiện mọi biện pháp hợp lý để đảm bảo rằng dữ liệu được tổng hợp và/hoặc thu thập là chính xác trong báo cáo này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các đại lý, nhân viên và quan chức của chúng tôi: (i) cung cấp dữ liệu “như là, có sắn” và không có bất kỳ sự đảm bảo nào, bao gồm, nhưng không giới hạn, sự đảm bảo về tính dụng được, tính thích hợp cho một mục đích cụ thể và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; (ii) không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, rõ ràng hay ngầm định, về tính chính xác của dữ liệu chứa trong báo cáo này hoặc tính thích hợp của nó cho bất kỳ mục đích cụ thể nào; (iii) không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc sử dụng dữ liệu nói trên hoặc sự phụ thuộc vào nó, đặc biệt là bất kỳ sự giải thích, quyết định hoặc hành động nào dựa trên dữ liệu trong báo cáo này.
Các bên thứ ba khác có thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến một số dữ liệu chứa trong báo cáo này. Diễn đàn Kinh tế Thế giới không đại diện hay bảo đảm rằng nó sở hữu hoặc kiểm soát tất cả các quyền liên quan đến tất cả dữ liệu, và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm đối với người dùng về bất kỳ khiếu nại nào được đưa ra bởi các bên thứ ba liên quan đến việc sử dụng bất kỳ dữ liệu nào.
World Economic Forum
91-93 route de la Capite CH-1223 Cologny/Geneva Switzerland
Tel.: +41 (0)22 869 1212
Fax: +41 (0)22 786 2744
E-mail: contact@weforum.org
www.weforum.org
Copyright © 2020 by the World Economic Forum
Các bên thứ ba khác có thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến một số dữ liệu chứa trong báo cáo này. Diễn đàn Kinh tế Thế giới không đại diện hay bảo đảm rằng nó sở hữu hoặc kiểm soát tất cả các quyền liên quan đến tất cả dữ liệu, và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm đối với người dùng về bất kỳ khiếu nại nào được đưa ra bởi các bên thứ ba liên quan đến việc sử dụng bất kỳ dữ liệu nào.
Ban Tổ chức Kinh tế Thế giới, các đại lý, cán bộ và nhân viên của tổ chức không chứng thực hoặc bảo đảm bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ của bên thứ ba nào thông qua bất kỳ dữ liệu, tài liệu hoặc nội dung nào được đề cập hoặc bao gồm trong báo cáo này.
Người dùng không được vi phạm tính toàn vẹn của dữ liệu và đặc biệt là phải từ chối bất kỳ hành động nào làm thay đổi tính chất hoặc độ chính xác của dữ liệu một cách có chủ đích. Nếu dữ liệu bị biến đổi theo cách đáng kể bởi người dùng, điều này phải được nêu rõ cùng với trích dẫn nguồn yêu cầu. Đối với dữ liệu được biên soạn bởi các bên khác ngoài Tổ chức Kinh tế Thế giới, người dùng phải tham khảo các điều khoản sử dụng của các bên này, đặc biệt là liên quan đến việc ghi nguồn, phân phối và sao chép dữ liệu.
Khi phân phối hoặc sao chép dữ liệu được Tổ chức Kinh tế Thế giới cung cấp, nó phải xuất hiện chính xác và được ghi nguồn của Tổ chức Kinh tế Thế giới. Yêu cầu về việc công bố nguồn trích dẫn được áp dụng đối với bất kỳ việc sử dụng dữ liệu nào, cho dù được lấy trực tiếp từ Tổ chức Kinh tế Thế giới hay từ một người dùng.
Người dùng có kế hoạch cung cấp dữ liệu của Tổ chức Kinh tế Thế giới cho người dùng khác thông qua bất kỳ loại môi trường phân phối hoặc tải xuống nào phải đồng ý cố gắng thông báo và thúc đẩy sự tuân thủ của người dùng cuối với các điều khoản này. Người dùng có ý định bán dữ liệu của Tổ chức Kinh tế Thế giới như là một phần của cơ sở dữ liệu hoặc là một sản phẩm độc lập phải trước tiên có được sự cho phép từ Tổ chức Kinh tế Thế giới (CNES@weforum.org).
All rights reserved. No part of this publication
may be reproduced, stored in a retrieval system,
or transmitted, in any form or by any means,
electronic, mechanical, photocopying, or otherwise
without the prior permission of the World Economic
Forum.
ISBN-13: 978-2-940631-96-4
https://www.weforum.org/reports/the-future-of-jobs-report-2023
Lời nói đầu
Kể từ phiên bản đầu tiên vào năm 2016, Dự BáoTình Hình Việc Làm Trong Tương Lai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới hai năm một lần đã theo dõi tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thị trường lao động, xác định quy mô tiềm năng của sự gián đoạn và tăng trưởng nghề nghiệp cùng với các chiến lược để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi việc làm từ ngành bị suy giảm sang các loại hình việc làm mới nổi.
Năm 2023, các sự thay đổi trong thị trường lao động được thúc đẩy bởi những đột phá công nghệ, chẳng hạn như sự trưởng thành của trí tuệ nhân tạo(AI), cùng với đó là những thúc đẩy đến từ những động lực kinh tế và sự thay đổi địa chính trị cũng như áp lực dân số xã hội và môi trường tăng lên. Vì vậy, báo cáo năm 2023 này bao trùm nhiều chủ đề hơn là chỉ tập trung vào các thay đổi về công nghệ. Bản báo cáo này còn xem xét và xác định những ảnh hưởng của thị trường lao động trong nhiều xu hướng xảy ra đồng thời, bao gồm xu hướng chuyển đổi Xanh và năng lượng sạch, sự thay đổi trong các yếu tố kinh tế vĩ mô, các thay đổi về địa chính trị và kinh tế, thay đổi trong các chuỗi cung ứng.
Tương tự như các phiên bản trước đó, trọng tâm của báo cáo năm 2023 dựa trên bộ dữ liệu độc đáo thu được khi khảo sát trên phạm vi rộng lớn các nhà tuyển dụng lớn nhất trên thế giới, họ dự đoán về xu hướng công việc và hướng đi cho giai đoạn 2023-2027. Báo cáo năm nay tập hợp góc nhìn của 803 công ty – tổng số nhân viên là hơn 11,3 triệu người – trải đều 27 cụm ngành và 45 nền kinh tế từ tất cả các vùng trên thế giới. Báo cáo này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự đóng góp quan điểm và những hiểu biết của họ và chúng tôi chân thành cảm ơn họ. Chúng tôi đánh giá rất cao cả sự hỗ trợ của mạng lưới các Viện đối tác, là những tổ chức đã giúp mở rộng chạm vi địa lý trong các khảo sát của báo cáo, và các lần hợp tác trao đổi dữ liệu liên tục giữa chúng tôi với Coursera, Indeed và LinkedIn, bổ sung cho các kết quả khảo sát với một loạt các hiểu biết mới và sáng tạo dựa trên dữ liệu. Chúng tôi cũng cảm ơn đội dự án: Till Leopold, Elselot Hasselaar, Mark Rayner, Sam Grayling, Ricky Li và Attilio Di Battista, cũng như đội ngũ đông đảo tại Centre for the New Economy and Society vì những đóng góp của họ.
Sau những bất ổn sâu rộng trong 3 năm qua trên toàn cầu, chúng tôi hy vọng triển vọng được cung cấp trong báo cáo này sẽ đóng góp vào một chương trình nghị sự đa bên đầy tham vọng nhằm chuẩn bị tốt hơn cho người lao động, doanh nghiệp, chính phủ, các nhà giáo dục và xã hội dân sự trước những gián đoạn và cơ hội sắp tới., và trang bị cho họ khả năng điều hướng các chuyển đổi xã hội, môi trường và công nghệ. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo kinh tế và các nhà hoạch định chính sách quyết định định hình những chuyển đổi này và đảm bảo rằng các khoản đầu tư trong tương lai sẽ chuyển thành công ăn việc làm và cơ hội tốt hơn cho tất cả mọi người.
Những kết luận quan trọng trong “Báo cáo về tình hình lao động trong tương lai 2023”
(key findings)
Các xu hướng kinh tế, y tế và địa chính trị đã tạo ra những kết quả khác nhau cho thị trường lao động trên toàn cầu vào năm 2023. Trong khi tình trạng cơ hội việc làm dồi dào nhưng lượng nhân công đủ tay nghề lại khan hiếm (tight labour markets) đang phổ biến ở các quốc gia có thu nhập cao. Thì ngược lại ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thấp tiếp tục chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với trước đại dịch COVID-19. Ở cấp độ cá nhân, thị trường lao động cũng phân kỳ: những người lao động có trình độ học vấn cơ bản và phụ nữ phải đối mặt với cơ hội tìm được việc làm thấp hơn. Đồng thời, tiền lương thực tế đang bị suy giảm do lạm phát chi phí sinh hoạt đang diễn ra. Những thay đổi trong kỳ vọng và mối quan tâm của người lao động về chất lượng công việc đang trở thành những vấn đề nổi bật hơn trên toàn cầu.
So với các ấn bản trước đó, ấn bản lần thứ 4 này có phạm vi khảo sát lớn nhất về số lượng các chủ đề, khu vực địa lý và số lượng ngành nghề. Cuộc khảo sát về Việc Làm Trong Tương Lai tổng hợp góc nhìn của 803 công ty – có tổng số lao động hơn 11,3 triệu người – thuộc 27 cụm ngành và 45 nền kinh tế từ tất cả các khu vực trên thế giới. Cuộc khảo sát bao gồm các câu hỏi về xu hướng vĩ mô và xu hướng công nghệ, tác động của chúng đến công việc, tác động của chúng đến kỹ năng và các chiến lược chuyển đổi lực lượng lao động mà doanh nghiệp dự định sử dụng, trong thời gian từ 2023 đến 2027.
Công nghệ sẽ tiếp tục là một động lực chính cho sự chuyển đổi kinh doanh trong 5 năm tới. Hơn 85% tổ chức được khảo sát xác định việc áp dụng các công nghệ mới tiên tiến và mở rộng tiếp cận các tài nguyên kỹ thuật số ((digital access)) là các xu hướng có khả năng thúc đẩy sự biến đổi trong tổ chức của họ. Việc áp dụng rộng hơn các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) trong tổ chức của họ cũng sẽ có tác động đáng kể.
Các xu hướng có ảnh hưởng lớn tiếp theo thuộc các vấn đề kinh tế vĩ mô ví dụ như chi phí sinh hoạt tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Tác động của các khoản đầu tư để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh được đánh giá là xu hướng vĩ mô có tác động lớn thứ sáu, tiếp theo là tình trạng thiếu nguồn cung và kỳ vọng của người tiêu dùng về các vấn đề xã hội và môi trường.
Mặc dù vẫn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi của gần một nửa số công ty trong 5 năm tới, nhưng tác động liên tục của đại dịch COVID-19, sự chia rẽ địa chính trị gia tăng và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng cao ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã được những người tham gia khảo sát xếp hạng thấp hơn trong các yếu tố thúc đẩy sự biến đổi trong kinh doanh.
[lời người dịch] Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: Công nghệ > ESG > lạm phát > kinh tế tăng trưởng chậm > Các khoản đầu tư > thiếu nguồn cung > kỳ vọng của người tiêu dùng > covid-19 > thay đổi địa chính trị > tỉ lệ người đủ tuổi lao động ở các nước đang phát triển [kết thúc lời người dịch]
Những xu hướng tạo ra nhiều công việc nhất và cũng lấy đi nhiều cơ hội việc làm nhất thuộc về ngành Môi trường, Công nghệ, Kinh tế. Trong 3 xu hướng vĩ mô nói trên, các doanh nghiệp dự đoán tác động mạnh nhất trong việc tạo ra việc làm (net job creation) sẽ được thúc đẩy bởi: (1) Các khoản đầu tư tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, (2) việc áp dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn ESG, (3) chuỗi cung ứng trở nên địa phương hóa hơn. Nói cho đúng hơn thì tăng trưởng việc làm được bù trừ bởi sự dịch chuyển một phần công việc trong từng trường hợp.
Quá trình phải thích ứng với sự biến đổi khí hậu và tỉ lệ người lao động tăng cao (demographic dividend) ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng được đánh giá cao trong chuyện tạo ra nhiều việc làm.
Tiến bộ công nghệ thông qua việc tăng cường áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến cũng như tăng khả năng tiếp cận kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm ở hơn một nửa số công ty được khảo sát, bù đắp cho sự thay đổi công việc dự kiến ở 1/5 số công ty. Hai xu hướng trên được xếp lần lượt ở vị trí thứ 6 và thứ 8 trong khả năng tạo ra thêm nhiểu việc làm (lưu ý ở đây đang nhắc đến net job).
Ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất việc làm ròng (net job destruction) theo dự đoán là do: tăng trưởng kinh tế chậm hơn, thiếu hụt nguồn cung và chi phí đầu vào gia tăng, cũng như chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng gia tăng.
Người sử dụng lao động cũng nhận ra rằng sự chia rẽ địa chính trị và tác động liên tục của đại dịch COVID-19 sẽ dẫn đến sự gián đoạn thị trường lao động – điều này thậm chí gây chia rẽ giữa các nhà tuyển dụng : Một bên thì cho rằng hai xu thế trên mang lại những tác động tích cực cho thị trường việc làm, một bên thì cho rằng chúng mang lại tác động tiêu cực.
Trong việc ứng dụng công nghệ, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và AI có khả năng được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất. Hơn 75% các công ty đang tìm cách áp dụng các công nghệ này trong 5 năm tới. Dữ liệu cũng cho thấy tác động của việc số hóa trong thương mại và giao thương. Các nền tảng kỹ thuật số và các ứng dụng kỹ thuật số (apps) là những công nghệ có nhiều khả năng được các tổ chức (tham gia khảo sát) áp dụng nhất, 86% công ty mong muốn kết hợp chúng vào hoạt động của họ trong 5 năm tới. Thương mại điện tử và thương mại kỹ thuật số (E-commerce and digital trade) dự kiến sẽ được 75% doanh nghiệp áp dụng.
Xếp thứ 2 là ứng dụng công nghệ trong giáo dục và quản lý nhân lực (Workforce technologies), với 81% công ty muốn áp dụng các công nghệ này vào năm 2027. Việc áp dụng rô-bốt, công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ sổ cái phân tán (Distributed ledger technology – DLT) xếp hạng thấp hơn trong danh sách.
Tác động của hầu hết các công nghệ đối với việc làm được kỳ vọng sẽ tích cực ròng trong vòng 5 năm tới. Phân tích dữ liệu lớn, công nghệ quản lý môi trường và biến đổi khí hậu, mã hóa và an ninh mạng được dự đoán sẽ là động lực lớn nhất đối với sự tăng trưởng việc làm. Các công nghệ nông nghiệp, nền tảng và ứng dụng kỹ thuật số, thương mại điện tử và thương mại kỹ thuật số cũng như trí tuệ nhân tạo đều được dự đoán sẽ gây ra những gián đoạn đáng kể trên thị trường lao động. Một tỷ lệ đáng kể các công ty dự báo sẽ có sự thay thế việc làm trong tổ chức của họ, sự thay thế đó được bù đắp bằng sự gia tăng việc làm ở nơi khác, dẫn đến số lượng việc làm nhìn chung sẽ tăng trưởng dương ròng.
Hai công nghệ gồm rô-bốt hình người và rô-bốt không phải hình người (humanoid robots and non-humanoid robots) thì không có mấy dự đoán sẽ tạo nên cú hích nào tích cực cho thị trường việc làm.
Các nhà tuyển dụng dự đoán cơ cấu thị trường lao động sẽ có sự thay đổi 23% lượng công việc trong 5 năm tới. Điều này có thể được hiểu là thước đo tổng thể về sự gián đoạn thị trường lao động, gây ra bởi sự xuất hiện của các loại hình công việc mới song song với sự biến mất của những ngành nghề đang dần thoái trào.
Những người tham gia cuộc khảo sát năm nay dự đoán tỷ lệ thay đổi việc làm sẽ cao hơn mức trung bình ở các Chuỗi cung ứng, các ngành Vận tải, Truyền thông, Giải trí, Thể thao. Ngành Sản xuất cũng như Bán lẻ và Bán buôn Hàng tiêu dùng sẽ có tỉ lệ thay đổi ít hơn mức trung bình. Trong số 673 triệu việc làm được phản ánh trong bộ dữ liệu của báo cáo này, những người được khảo sát dự đoán mức tăng trưởng việc làm dựa trên cơ sở cấu trúc của nền kinh tế (Structural job growth) sẽ là 69 triệu việc làm mới và mức giảm là 83 triệu việc làm. Điều này tương ứng với mức giảm ròng 14 triệu việc làm, tương đương 2% số việc làm hiện tại.
Ranh giới giữa con người và máy móc đã có sự thay đổi, với việc các doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa với tốc độ chậm hơn so với dự đoán trước đây. Các tổ chức ngày nay ước tính rằng 34% các công việc liên quan đến kinh doanh đang được thực hiện bởi máy móc – tỉ lệ này là 33% vào năm 2020, 66% còn lại do con người đảm nhiệm. Mức tăng 1% không đáng kể khi so sánh với con số được ước tính năm 2020. Tốc độ ứng dụng tự động hóa chậm chạp này trái ngược với kỳ vọng của những người tham gia khảo sát năm 2020 rằng 47% công việc sẽ được tự động hóa trong 5 năm tới. Thời điểm này, những người được khảo sát đã giảm sự kỳ vọng và dự đoán rằng 42% công việc sẽ được tự động hóa vào năm 2027.
Dự kiến năm 2027, khoảng 35% công việc liên quan đến lý luận và ra quyết định sẽ được tự động hóa, tỉ lệ tự động hóa trong việc xử lý thông tin và dữ liệu là 65%.
Nhưng trong khi những kỳ vọng về việc máy móc thay thế các công việc chân tay và thủ công giảm đi, thì khả năng suy luận, giao tiếp và phối hợp – tất cả đều là những đặc điểm có lợi thế của con người – được kỳ vọng sẽ trở nên tự động hóa hơn trong tương lai. Trí tuệ nhân tạo, động lực chính trong quá trình chuyển dịch giữa các thuật toán tiềm năng, dự kiến sẽ được gần 75% công ty tham gia khảo sát áp dụng và dự đoán việc này sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn – với 50% các tổ chức nghĩ rằng nó sẽ tạo ra tăng trưởng việc làm và 25% cho rằng nó gây ra tình trạng mất việc làm.
Sự kết hợp giữa các xu hướng vĩ mô và việc áp dụng công nghệ sẽ thúc đẩy số lượng việc làm tăng trưởng hoặc sụt giảm tuỳ theo các lĩnh vực công việc khác nhau:
– Các vị trí công việc phát triển nhanh nhất so với quy mô của chúng ngày nay được thúc đẩy bởi công nghệ, số hóa và tính bền vững. Phần lớn các loại hình công việc phát triển nhanh nhất sẽ liên quan đến công nghệ. Chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và máy học đứng đầu danh sách các công việc đang tăng trưởng nhanh, tiếp theo là Chuyên gia về tính bền vững, công việc phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Intelligence Analysts), công việc phân tích bảo mật thông tin. Kỹ sư năng lượng tái tạo, Kỹ sư hệ thống và lắp đặt năng lượng mặt trời là vị trí công việc tăng trưởng tương đối nhanh, khi các nền kinh tế chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
– Các loại hình công việc sụt giảm nhanh nhất so với quy mô của chúng ngày nay bị thúc đẩy bởi việc ứng dụng công nghệ và số hóa. Phần lớn các loại hình công việc sụt giảm nhanh nhất là văn thư hoặc thư ký, Giao dịch viên ngân hàng và các vị trí có liên quan, Nhân viên dịch vụ bưu chính, Nhân viên thu ngân, Nhân viên bán vé, Nhân viên nhập dữ liệu cũng nằm trong số này.
– Dự kiến sẽ có tăng trưởng việc làm quy mô lớn trong lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp, thương mại và giao dịch kỹ thuật số. Việc làm trong ngành Giáo dục dự kiến sẽ tăng khoảng 10%, tương ứng với 3 triệu việc làm bổ sung cho Giáo viên dạy nghề, Giảng viên Đại học và Cao đẳng. Số lượng việc làm cho các chuyên gia nông nghiệp, đặc biệt là Người vận hành thiết bị nông nghiệp, dự kiến sẽ tăng khoảng 30%, tương đương 3 triệu việc làm. Dự báo sẽ có thêm khoảng 4 triệu việc làm liên quan đến những ngành có tính chất kỹ thuật số, chẳng hạn như: Chuyên gia thương mại điện tử, Chuyên gia chuyển đổi kỹ thuật số, Chuyên gia chiến lược và tiếp thị kỹ thuật số.
– Tổn thất lớn nhất được dự đoán diễn ra ở các công việc hành chính, ngành an ninh truyền thống, các công xưởng truyền thống và ngành thương mại vẫn đang vận hành theo lối cũ. Các tổ chức được khảo sát dự đoán sẽ có ít hơn 26 triệu việc làm vào năm 2027 đối với các vị trí Hành chính và Lưu trữ hồ sơ, Thu ngân, Nhân viên soát vé, Nhân viên Nhập liệu, Kế toán, nhân viên lưu trữ hồ sơ, nhân viên tiền lương, Thư ký hành chính và điều hành. Nguyên nhân chính chủ yếu được thúc đẩy bởi áp dụng số hóa và tự động hóa ở các tổ chức.
Tư duy phân tích và tư duy sáng tạo vẫn là những kỹ năng quan trọng nhất đối với người lao động vào năm 2023. (1)Tư duy phân tích được nhiều công ty coi là kỹ năng cốt lõi hơn bất kỳ kỹ năng nào khác và chiếm trung bình 9% số kỹ năng cốt lõi mà các công ty liệt kê trong cuộc khảo sát. Ngoài ra, các kỹ năng khác được xem trọng nhất ở người lao động đó là:
(2)Tư duy sáng tạo, (3)khả năng chịu áp lực, tính linh hoạt, sự nhanh nhẹn (thuộc nhóm kỹ năng self-efficacy skills); (4)khả năng tự tạo động lực cho bản thân và khả năng tự nhận thức bản thân (Self-awareness), (5)ham muốn khám phá và học tập suốt đời – kỹ năng này rất quan trọng đối với việc thích nghi của người lao động trước những sự thay đổi lớn. (6)hiểu biết về công nghệ, (7)Độ tin cậy và sự chú ý tiểu tiết, (8)sự đồng cảm và khả năng nghe hiểu tích cực (Active listening), (9)khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội, (10)kiểm soát chất lượng.
Người dịch xin nhắc lại rằng, trên đây là top 10 kỹ năng cần thiết và được các nhà tuyển dụng xem trọng tại thời điểm 2023. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ xem trong vòng 5 năm tới thì danh sách trên được dự báo thay đổi ra làm sao.
Các nhà tuyển dụng ước tính rằng 44% kỹ năng lao động sẽ có sự biến động trong 5 năm tới. Các kỹ năng liên qua đến tư duy/nhận thức được báo cáo là có tầm quan trọng gia tăng nhanh nhất, điều này phản ánh mức độ quan trọng ngày càng tăng trong việc tìm tòi phương pháp để giải quyết các vấn đề phức tạp. Các doanh nghiệp được khảo sát cho biết (1)tư duy sáng tạo đang phát triển tầm quan trọng nhanh hơn một chút so với (2)tư duy phân tích. (3)Hiểu biết về công nghệ là kỹ năng cốt lõi phát triển nhanh thứ ba.
Tiếp theo là mức độ quan trọng của các kỹ năng/nhóm kỹ năng còn lại, được xếp theo mức độ giảm dần: (4) Nhóm kỹ năng self-efficacy skills, (5)Ham muốn khám phá và học tập suốt đời, (6) khả năng chịu áp lực, linh hoạt và nhanh nhẹn, (7) Khả năng tự tạo động lực cho bản thân và khả năng tự nhận thức bản thân, (8)Tư duy hệ thống, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, (9)quản trị nhân tài, (10)định hướng dịch vụ và dịch vụ khách hàng.
Trong khi những người được thăm dò đánh giá không có kỹ năng nào bị suy giảm ròng, thì có một số lượng đáng kể công ty đánh giá các kỹ năng sau sẽ dần giảm đi tính quan trọng đối với người lao động của họ: đọc, viết, tính toán; công dân toàn cầu; khả năng xử lý công việc bằng giác quan. Cùng với đó thì sự khéo léo, sức bền và độ chính xác trong những công việc thủ công cũng không ngoại lệ.
Cứ 10 người lao động thì có 6 người sẽ cần được đào tạo trước năm 2027, nhưng hiện nay chỉ có một nửa số người lao động được tiếp cận với các cơ hội đào tạo đầy đủ. Thứ tự ưu tiên trong việc đào tạo các kỹ năng cho người lao động được sắp xếp như sau:
Ưu tiên cao nhất cho việc này trong giai đoạn 2023-2027 là (1)tư duy phân tích, chiếm khoảng 10% các sáng kiến đào tạo. Ưu tiên thứ hai để phát triển lực lượng lao động là thúc đẩy (2)tư duy sáng tạo, chiếm 8% các sáng kiến nâng cao kỹ năng. Đào tạo nhân viên (3)sử dụng AI và dữ liệu lớn đứng thứ ba trong các chương trình đào tạo kỹ năng của các công ty trong 5 năm tới (42% công ty tham gia khảo sát). Nhà tuyển dụng cũng có kế hoạch tập trung phát triển (4)kỹ năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội của người lao động (40% số công ty được khảo sát); (5)khả năng chịu áp lực, linh hoạt và nhanh nhẹn (32%); (6)ham học hỏi và học tập suốt đời (30%).
Hai phần ba số công ty mong đợi nhận được lợi tức từ việc đào tạo này trong vòng một năm kể từ khi đầu tư dưới hình thức: nâng cao khả năng thích ứng linh hoạt của người lao động khi phải chuyển đổi giữa các chức danh/công việc, hay tăng sự hài lòng của người lao động hoặc nâng cao năng suất của người lao động.
Các kỹ năng được đánh giá là đang gia tăng tầm quan trọng nhanh nhất không phải lúc nào cũng được ưu tiên trong các chiến lược nâng cao kỹ năng của các công ty.
Ngoài các kỹ năng về nhận thức (tư duy phân tích và tư duy sáng tạo) được xếp top đầu, thì có hai kỹ năng mà các công ty ưu tiên lựa chọn để đào tạo cho nhân viên đó là: AI và dữ liệu lớn, khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội.
Cụ thể thì trong xếp hạng ưu tiên đào tạo, các công ty xếp AI và dữ liệu lớn ở vị trí cao hơn 12 bậc so với khi ở bảng xếp hạng các kỹ năng cốt lõi, đồng thời báo cáo rằng họ sẽ đầu tư khoảng 9% nỗ lực đào tạo lại kỹ năng của mình vào chúng – chiếm tỉ lệ cao hơn so với kỹ năng về tư duy sáng tạo (dù kỹ năng này được xếp hạng cao hơn).
[Lời người dịch] Nói cách đơn giản hơn thì: Mặc dù kỹ năng về nhận thức được xếp hạng cao hơn kỹ năng về AI + dữ liệu lớn trong mức độ ưu tiên đào tạo. Nhưng nguồn lực dành cho đào tạo sử dụng dụng AI và dữ liệu lớn lại nhiều hơn dành cho các kỹ năng nhận thức. [kết thúc lời người dịch]
Khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội xếp hạng cao hơn năm bậc so với đề xuất về tầm quan trọng hiện tại của nó và là thái độ được xếp hạng cao nhất. Các kỹ năng khác được doanh nghiệp nhấn mạnh một cách chiến lược là thiết kế và trải nghiệm người dùng (cao hơn 9 bậc), quản lý môi trường (cao hơn 10 bậc), tiếp thị và truyền thông (cao hơn 6 bậc), cuối cùng là mạng và an ninh mạng (cao hơn 5 bậc).
[Lời người dịch] Để dễ hiểu về phần này, chúng ta hình dung rằng đang có 2 danh sách xếp hạng các kỹ năng theo tiêu chí sau:
- Danh sách xếp hạng về tầm quan trọng trong tương lai của các kỹ năng.
- Danh sách xếp hạng về mức độ mà các công ty sẽ ưu tiên đào tạo của các kỹ năng đó.
Và trong khảo sát từ các công ty năm nay cho thấy hiện tượng:
- Dù kỹ năng A được xếp hạng cao trong danh sách thứ nhất. Nhưng khi biên soạn các kế hoạch đào tạo, thì các công ty lại có thể ưu tiên đào tạo cho kỹ năng B hơn.
- Trường hợp khác đó là có thể kỹ năng A vẫn được ưu tiên hơn B trong danh sách số 2. Nhưng tổng nguồn lực dành cho việc đào tạo kỹ năng B lại lớn hơn A.
[kết thúc lời người dịch]
Những người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào việc phát triển lực lượng lao động hiện có của họ. Tuy nhiên, họ kém lạc quan hơn về triển vọng tuyển dụng nhân tài trong 5 năm tới. Theo đó, các tổ chức xác định lỗ hổng kỹ năng và không có khả năng thu hút nhân tài là những rào cản chính ngăn cản sự chuyển đổi của ngành.
Đáp lại, 48% công ty xác định việc cải tiến các quy trình thăng tiến và phát triển nhân tài là một thông lệ kinh doanh quan trọng có thể tăng khả năng cung cấp nhân tài cho tổ chức, sau đó các cty mới tính đến phương án đưa ra mức lương cao hơn (36% cty), phương án xếp cuối cùng là tiến hành tái đào tạo và nâng cao tay nghề (34%).
Các công ty được khảo sát báo cáo rằng đầu tư vào quá trình học tập và đào tạo tại chỗ cũng như tự động hóa là những chiến lược lực phổ biến nhất sẽ được áp dụng để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Bốn trong số năm người được khảo sát mong triển khai các chiến lược này trong năm năm tới.
Phát triển và cải tiến lực lượng lao động thường được coi là trách nhiệm của chính người lao động và giới quản lý, với 27% chương trình đào tạo dự kiến dành cho việc đào tạo và huấn luyện lao động tại chỗ (tại nơi mà họ sẽ làm việc cụ thể), cao hơn so với 23% chương trình là đào tạo nội bộ, và 16% là chương trình học nghề do nhà tuyển dụng được tài trợ.
Để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng, những người được khảo sát cho rằng họ sẽ từ chối các giải pháp đào tạo bên ngoài để ủng hộ các sáng kiến do công ty đưa ra.
Phần lớn các công ty sẽ ưu tiên phụ nữ (79%), thanh niên dưới 25 tuổi (68%) và những người khuyết tật (51%) như một phần của chương trình DEI. Một nhóm thiểu số các công ty sẽ ưu tiên những người có hoàn cảnh khó khăn về tôn giáo, dân tộc hoặc chủng tộc (39%), người lao động trên 55 tuổi (36%), những người xác định là LGBTQI+ (35%) và những người có hoàn cảnh thu nhập thấp (33%).
Bốn mươi lăm phần trăm doanh nghiệp coi tài trợ cho đào tạo kỹ năng là một biện pháp can thiệp hiệu quả đối với việc các chính phủ đang tìm cách kết nối nhân tài với việc làm. Trong các giải pháp được nhiều chính phủ thực thi nhằm cải thiện tình hình việc làm thì: Tài trợ cho đào tạo kỹ năng xếp trước các biện pháp linh hoạt trong tuyển dụng và sa thải (33%).
Lần lượt mức độ ưu tiên cho các biện pháp khác đó là:
- Ưu đãi về thuế và những thứ khác để giúp các công ty cải thiện tiền lương (33%).
- Cải thiện hệ thống trường học (31%).
- Thay đổi luật nhập cư đối với nhân tài nước ngoài (28 %).
1. Giới thiệu: Toàn cảnh thị trường lao động toàn cầu năm 2023
Ba năm qua, thế giới được định hình bởi tổng hợp những thách thức đến từ sự biến động về y tế sức khoẻ, kinh tế và địa chính trị cùng với áp lực xã hội và biến đổi môi trường ngày càng tăng. Những biến động đang tăng tốc này đã và sẽ tiếp tục định hình lại thị trường lao động thế giới cũng như nhu cầu về việc làm và kỹ năng trong tương lai gần. Chúng cũng là nguyên nhân thúc đẩy các quỹ đạo kinh tế không giống nhau trong nội bộ từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, ở cả các nền kinh tế đang phát triển và đã phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kỳ vọng của người lao động và người tiêu dùng thay đổi, nhu cầu cấp thiết về chuyển đổi xanh và năng lượng (tái tạo) cũng đang định hình lại cơ cấu lực lượng lao động theo ngành và kích thích nhu cầu đối với các nghề nghiệp và kỹ năng mới. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng phải nhanh chóng thích ứng với những thách thức về biến động địa chính trị, bất ổn kinh tế, sự gia tăng lạm phát và giá cả hàng hoá.
Giống như các ấn bản trước, Báo cáo về Tình hình lao động trong Tương lai 2023 cung cấp thông tin chi tiết về những sự thay đổi này và hé lộ cách các doanh nghiệp dự định điều hướng các thay đổi trên thị trường lao động từ năm 2023 đến năm 2027.
Những số liệu và kết luận trong báo cáo năm nay là kết quả của một cuộc khảo sát độc đáo mang tính toàn cầu và liên ngành mà đối tượng gồm các Giám đốc trung tâm phát triển nguồn nhân lực (CHR), Giám đốc trung tâm đào tạo(CLO) và Giám đốc điều hành(CEO) của các nhà tuyển dụng hàng đầu thế giới và các đồng nghiệp của họ.
Báo cáo này có cấu trúc như sau:
Chương 1 xem xét bối cảnh thị trường lao động toàn cầu vào đầu năm 2023.
Chương 2 khám phá cách thức các xu hướng vĩ mô chính dự kiến sẽ thay đổi bối cảnh này trong giai đoạn 2023–2027. Chương 3 và 4 sẽ thảo luận về triển vọng toàn cầu về việc làm và kỹ năng trong giai đoạn 2023–2027.
Chương 5 xem xét các chiến lược nhân tài và lực lượng lao động mới nổi để đáp ứng các xu hướng này.
Các phụ lục của báo cáo cung cấp cái nhìn tổng quan về phương pháp khảo sát và phân tích chi tiết theo ngành về triển vọng 5 năm tới đối với: các xu hướng vĩ mô, quá trình áp dụng công nghệ, cuối cùng là các kỹ năng công việc.
Ngoài ra, Báo cáo về Tình hình việc làm trong Tương lai 2023 giới thiệu một tập hợp toàn diện các hồ sơ về Kinh tế, Công nghiệp, và lần đầu tiên có cả hồ sơ về các Kỹ năng công việc. Hướng dẫn sử dụng được cung cấp cho từng hồ sơ này, nhằm hỗ trợ việc sử dụng chúng như các công cụ thực tiễn, độc lập.
Để làm cơ sở phân tích kỳ vọng của những người được khảo sát về tương lai việc làm và kỹ năng trong 5 năm tới, chương này đánh giá trạng thái hiện tại của thị trường lao động toàn cầu ở thời điểm nữa đầu năm 2023.
Thị trường lao động có sự khác nhau giữa các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao
Các cuộc khủng hoảng kinh tế và địa chính trị đan xen trong 3 năm qua đã tạo ra một triển vọng không chắc chắn và bất nhất đối với thị trường lao động, làm gia tăng sự chênh lệch giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi cũng như giữa những người lao động. Ngay cả khi ngày càng nhiều nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 và các đợt phong tỏa/cách ly xã hội, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng, trong khi các quốc gia có thu nhập cao nhìn chung đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lực lượng lao động đủ tay nghề.
Tại thời điểm báo cáo này được xuất bản, cập nhật mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp hiện tại thấp hơn con số trước đại dịch ở 3/4 các quốc gia OECD 1. Cụ thể thì tỷ lệ thất nghiệp vào năm 2022 là 4,9% trên toàn khu vực OECD, đây là mức thấp nhất kể từ năm 20012. Điều tương tự cũng diễn ra với hầu hết các quốc gia G20 (Hình 1.1).
Ngược lại, quá trình hồi phục của thị trường lao động ở nhiều nền kinh tế đang phát triển lại tương đối chậm sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra. Ví dụ, ở Nam Phi, tỷ lệ thất nghiệp chính thức đã tăng lên 30%, cao hơn 5 % so với trước đại dịch. Các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước việc phong toả/cách ly xã hội, chẳng hạn như ngành khách sạn và du lịch, vẫn cho thấy sự phục hồi chậm chạp của thị trường lao động.
Sự không đồng đều của quá trình phục hồi trở nên trầm trọng hơn bởi sự chênh lệch năng lực giữa các quốc gia trong việc duy trì các biện pháp, chính sách để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và duy trì mức việc làm ổn định. Trong khi các nền kinh tế tiên tiến có thể áp dụng các biện pháp sâu rộng, các nền kinh tế mới nổi có rất ít hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động dễ bị tổn thương nhất, lý do chính là do không gian tài khóa (Fiscal space) hạn chế của họ.3,4
Năm 2022, nhiều chỉ báo về việc làm cho thấy thị trường lao động sẽ phục hồi mạnh mẽ ở các quốc gia có thu nhập cao, trong đó nhiều lĩnh vực gặp phải tình trạng khát nhân lực. Ví dụ như ở Châu Âu, gần 3/10 công ty sản xuất và dịch vụ báo cáo tình trạng sản xuất bị hạn chế trong quý 2 năm 2022 do thiếu công nhân.5 Một số ngành nghề cần thiết nhất trong giai đoạn này là: Chuyên gia điều dưỡng, thợ sửa ống nước và thợ lắp đạt ống dẫn khí/hoá chất, nhà phát triển phần mềm, nhà phân tích hệ thống, thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt, thợ nề và các công việc liên quan, tài xế xe tải và tài xế xe tải hạng nặng (Hình 1.2).
Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bán lẻ và Bán buôn Hàng tiêu dùng cho biết gần 70% cơ hội việc làm vẩn chưa được lấp đầy, trong đó gần 55% vị trí chưa tuyển được người lao động trong lĩnh vực sản xuất 45% trong lĩnh vực giải trí và khách sạn.6 Các doanh nghiệp cũng cho biết những khó khăn trong việc giữ chân người lao động. Theo một cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện vào cuối năm 2022 trên 44 quốc gia, cứ năm nhân viên thì có một người cho biết họ có ý định chuyển công ty trong năm tới.7
Phân hóa mức độ việc làm theo giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn
Phụ nữ bị mất việc nhiều hơn nam giới trong thời kỳ đại dịch8 và theo báo cáo về cách biệt giới tính toàn cầu năm 2022 (Global Gender Gap Report 2022)9 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới: bình đẳng giới trong lực lượng lao động ở mức 62,9% – mức thấp nhất được ghi nhận kể từ khi chỉ số này được tổng hợp lần đầu tiên.
Đại dịch toàn cầu cũng có tác động bất cân xứng đến lao động trẻ, dự kiến chỉ chưa đến một nữa số lao động trẻ thiếu việc làm trên toàn cầu sẽ tìm được việc vào cuối năm 2022.10
Như được nhấn mạnh trong Hình 1.3, tình trạng thiếu việc làm của thanh niên so với năm 2019 cao nhất ở Nam Á, Mỹ Latinh, Bắc Phi và Đông Âu, chỉ có châu Âu và Bắc Mỹ có khả năng phục hồi hoàn toàn tại thời điểm công bố báo cáo.
Những lao động có trình độ học vấn cơ bản cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2020 và có tốc độ tái phục hồi chậm hơn. Ở nhiều quốc gia, mức tăng tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2019 đến 2021 của nhóm người lao động này cao hơn gấp đôi so với nhóm có trình độ học vấn cao (Hình 1.4).
Tiếp cận bảo trợ xã hội
Từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2022, gần 3.900 biện pháp bảo trợ xã hội đã được thực hiện trên 223 nền kinh tế để hỗ trợ lực lượng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.11 Những biện pháp này ước tính đã tiếp cận được gần 1,2 tỷ người trên toàn cầu. Trợ cấp tiền lương, chuyển tiền mặt, các biện pháp đào tạo nghề, mở rộng phạm vi bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp đều là những công cụ quan trọng để bảo vệ những người yếu thế trong đại dịch. Hầu hết các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn như vậy hiện đang được loại bỏ dần,12 các khoản đầu tư trung và dài hạn sẽ là cần thiết để giảm bớt tác động lâu dài của các cú sốc kinh tế tái diễn lên doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn một nhu cầu cấp thiết là cung cấp đầy đủ bảo trợ xã hội cho những người không có hợp đồng lao động toàn thời gian (Hình 1.5). Gần 2 tỷ lao động trên toàn cầu đang làm việc trong khu vực phi chính thức, chiếm gần 70% số lao động ở các nước đang phát triển và các quốc gia có thu nhập thấp, cũng như 18% ở các nước có thu nhập cao.13
Do dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế và tình trạng lao động nghèo (working poverty), và với con số gần 2 tỷ người, những người lao động phi chính thức đại diện cho một lực lượng lao động quan trọng. Lực lượng này cần được thu thập dữ liệu một cách chi tiết hơn, hỗ trợ thu nhập trên diện rộng trong ngắn hạn và chuyển đổi sang dài hạn theo hướng chính thức hóa.
Tiền lương thực tế và chi phí sinh hoạt
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thu nhập người lao động ở nhiều quốc gia đang phát triển vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch.14 Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu trải qua mức lạm phát chưa từng thấy trong gần 40 năm.15 Với mức lạm phát cao, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến hầu hết những người yếu thế nhất.16 Theo ILO, lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua, mức lương thực tế của người lao động đã giảm 0,9% trong nửa đầu năm 2022.17
Trên khắp các khu vực, tăng trưởng tiền lương thực tế (real wage) bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Bắc, Nam và Tây Âu; Mỹ La-tinh; Châu á Thái Bình Dương; và Bắc Mỹ.18 Ở Châu Phi, tiền lương thực tế đã giảm 10,5% vào năm 2020 do đại dịch toàn cầu.19 Tuy nhiên, năm 2022 tiền lương thực tế lại tiếp tục tăng trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Trung Á, Tây Á và các quốc gia Ả Rập.20
Cùng với,việc gia tăng lạm phát, sức mua đã sụt giảm đối với hầu hết những người yếu thế nhất. Nguyên nhân là do giờ đây, chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất phải gồng gánh thêm sự tăng giá của năng lượng và lương thực.21 Theo nghiên cứu gần đây của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), sự tăng giá thực phẩm và năng lượng có thể đẩy 71 triệu người vào cảnh đói nghèo, mà các điểm nóng nằm ở châu Phi cận Sahara, vùng Balkan và lưu vực Caspi.22 Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế các mô hình bảo trợ xã hội lâu dài cho những người lao động phi tiêu chuẩn và các khu vực kinh tế phi chính thức, các mô hình bảo trợ này sẽ mang lại sự an toàn và hỗ trợ khả năng phục hồi.23
Sự ưu tiên của người lao động
Trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi, các vấn đề xung quanh chất lượng công việc được đặt lên hàng đầu. Phần này xem xét một số nghiên cứu về các ưu tiên mới nhất của người lao động để phân tích những thuộc tính công việc nào là quan trọng nhất với họ hiện nay.
Trước tiên, dữ liệu cho thấy người lao động không giấu giếm việc sẵn sàng thay đổi nơi làm việc. Dữ liệu về sở thích của người lao động từ CultureAmp24 và Adecco25 cho thấy hơn một phần tư (lần lượt là 33% và 27%) số lao động cho biết sẽ không làm việc cho công ty hiện tại quá 2 năm. Cùng với đó, gần một nửa số lao động (lần lượt là 42% và 45%), tích cực tìm kiếm cơ hội tại các công ty khác.
Các cuộc khảo sát tại CultureAmp26 và Randstad27 đều cho thấy mức lương là lý do chính khiến người lao động quyết định thay đổi công việc. 52% số người được Randstad khảo sát cho biết họ lo lắng trước tác động của bất ổn kinh tế đối với công việc. 61% số người được Adecco phỏng vấn lo sợ rằng mức lương của họ không đủ cao để theo kịp chi phí sinh hoạt do tỷ lệ lạm phát tăng cao.28
Dữ liệu bổ sung khai phá thêm mối quan tâm của người lao động trước vấn đề an toàn lao động và tính linh hoạt của việc làm: 92% người tham gia cuộc khảo sát nhân lực của Randstad29 cho biết an toàn lao động là điều quan trọng, hơn 50% không chấp nhận một công việc không đảm bảo an toàn lao động. 83% ưu tiên giờ giấc linh hoạt và 71% ưu tiên địa điểm linh hoạt.
Yếu tố thứ 4 là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Trong khảo sát của CultureAmp, 35% số người cho biết sự mất cân bằng giữa công việc với cuộc sống, và sự kiệt sức sẽ là lý do chính khiến họ nghỉ việc. Trong khảo sát của Randstad30 hầu hết đều coi trọng tiền lương và sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống, cụ thể 94% cho rằng cả hai khía cạnh trên đều quan trọng khi chọn lựa công việc.
Dữ liệu cũng cho thấy rằng sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) tại nơi làm việc đặc biệt quan trọng đối với lao động trẻ. Theo Manpower31 68% nhân viên Gen Z không thoả mãn trước tiến độ xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hoà nhập của tổ chức họ đang làm việc, và 56% nhân viên Gen Z sẽ không nhận lời mời làm việc nếu thiếu đi yếu tố lãnh đạo đa dạng (Diverse leadership). Trong khi đó, các con số cũng cho thấy có ít lao động nữ được đào tạo hơn nam giới.
Cuối cùng, lực lượng lao động ở hầu hết các độ tuổi cho biết họ không hài lòng về các cơ hội đào tạo. Dữ liệu nhân lực32 cho thấy 57% số người được khảo sát đang theo các khoá đào tạo bên ngoài. Nguyên nhân là vì các chương trình đào tạo nội bộ trong công ty không dạy họ các kỹ năng liên quan, nâng cao khả năng phát triển sự nghiệp hoặc giúp họ duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Những người tham gia khảo sát của Adecco chỉ trích các công ty quá ưu ái cho những vị trí quản lý [khi tập trung quá nhiều nỗ lực vào sự phát triển, đào tạo kỹ năng và các phần thưởng cho nhóm này]. Chỉ 36% nhân sự không phải là cấp quản lý cho biết công ty đang đầu tư hiệu quả vào việc phát triển các kỹ năng của họ, tỉ lệ này khi khảo sát các cấp quản lý là 64%.
Chuyển dịch việc làm giữa các ngành
Hai năm qua đã chứng kiến sự biến động về cung cầu hàng hóa và dịch vụ do phong tỏa và gián đoạn chuỗi cung ứng. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đã định hình lại sự phân bổ việc làm theo ngành giữa các lĩnh vực. Hình 1.6 thể hiện dữ liệu của OECD cho thấy rằng:
- Công nghệ thông tin và Truyền thông kỹ thuật số (digital communications) đã trải qua sự phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia.
- Các ngành Lưu trú, Ẩm thực và Giải trí; Sản xuất và Tiêu dùng; Bán buôn và Hàng tiêu dùng đang trải qua quá trình phục hồi với tốc độ chậm hơn.
- Kể từ quý 1 năm 2019, phần lớn các quốc gia đã trải qua sự tăng trưởng việc làm trong: Dịch vụ Chuyên nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Chăm sóc sức khỏe, Chính phủ và Khu vực công. Thế nhưng tình trạng ngược lại đã diễn ra trong các lĩnh vực: Chuỗi cung ứng và Vận tải, Truyền thông đại chúng (media), Giải trí và Thể thao.
Ngoài những biến động việc làm do đại dịch gây ra mà chúng ta đã chứng kiến ở hầu hết các lĩnh vực trong vài năm qua, các mô hình Trí tuệ Nhân tạo Sáng tạo (Generative artificial intelligence | generative AI | GenAI) có thể sẽ tiếp tục định hình các thay đổi ngành nghề trong tương lai. Mặc dù các ứng dụng AI được chứng minh là công nghệ đa ứng dụng33(general purpose technologies – GPT) mang lại nhiều lợi ích. Nhưng sự phát triển của các công nghệ GPT trước đây rất khó dự đoán, đó là lý do tại sao các quy định cần phải được ban hành mau lẹ vừa có thể điều chỉnh cho hợp lý khi các tổ chức tìm hiểu cách sử dụng công nghệ này.
Thông qua nghiên cứu được thực hiện riêng cho bản báo cáo này (future of jobs report 2023), LinkedIn đã xác định được các vai trò phát triển nhanh nhất trên toàn cầu trong bốn năm qua, làm sáng tỏ thêm về các loại công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm (BOX 1.1).
Những biến đổi mà thị trường lao động đang trải qua cũng làm gia tăng nhu cầu về các cơ chế tái phân bổ công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn giữa các doanh nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Những năm tới là cơ hội mang tính thế hệ (generational opportunity) đối với các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong việc: nắm bắt được sự phát triển của công việc trong tương lai, giúp gia tăng các cơ hội và sự hòa nhập kinh tế; đưa ra các chính sách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng mà cả định hướng của nó (thị trường lao động?); góp phần định hình các nền kinh tế và xã hội toàn diện, bền vững và có khả năng phục hồi.
Quá trình chuyển đổi xanh, thay đổi công nghệ, chuyển đổi chuỗi cung ứng và sự thay đổi kỳ vọng của người tiêu dùng đều tạo ra nhu cầu việc làm mới trong các ngành và khu vực. Tuy nhiên, những động lực tích cực này bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa kinh tế ngày càng tăng và khủng hoảng chi phí sinh hoạt.34
Khảo sát về Tình Hình Việc Làm Trong Tương Lai được thực hiện vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, tập hợp quan điểm của 803 công ty – sử dụng hơn 11,3 triệu lao động – trên 27 cụm ngành và 45 nền kinh tế từ tất cả các khu vực trên thế giới. Khảo sát bao gồm các câu hỏi về xu hướng vĩ mô và xu hướng công nghệ, tác động của chúng đối với việc làm, tác động của chúng đối với kỹ năng, và những chiến lược chuyển đổi lực lượng lao động mà các doanh nghiệp dự định sử dụng.
Chương này phân tích những phát hiện từ cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới để tìm hiểu các doanh nghiệp đón đợi các xu hướng vĩ mô như thế nào và cách họ áp dụng công nghệ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành và việc làm.
BOX 1.1 Các công việc có tốc độ phát triển nhanh nhất: hỗ trợ tăng trưởng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng, tìm kiếm nhân tài và công nghệ/CNTT (Phối hợp với LinkedIn)
Nghiên cứu do LinkedIn thực hiện cho Future Jobs Report 2023 miêu tả 100 ngành nghề phát triển nhanh nhất, nhất quán và có tính toàn cầu trong bốn năm qua – được gọi là Jobs on the Rise (những công việc đang tăng trưởng). Trong khi dữ liệu của ILO và OECD mô tả lĩnh vực nào đang sử dụng nhiều lao động, Jobs on the Rise xác định các loại công việc cụ thể đã có mức tăng trưởng đáng kể. Hình B.1 Phân loại và sắp xếp 100 việc làm đang tăng trưởng vào các nhóm lớn.
Theo dữ liệu của ILO và OECD về sự tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông kỹ thuật số, các công việc trong ngành Công nghệ nói chung và Công nghệ Thông tin nói riêng chiếm 16 vị trí trong top 100 Jobs on the Rise, xếp hạng cao thứ 3 so với các nhóm công việc khác.
Nhóm các công việc liên quan đến Tăng trưởng Doanh số và Thu hút Khách hàng đứng đầu danh sách, với 22 công việc. Nổi bật là các vị trí công việc như: Đại diện phát triển kinh doanh, Giám đốc Phát triển, Hỗ trợ công nghệ (Customer Success Engineer), điều này có thể cho thấy đang có xu hướng sự tập trung vào việc mở rộng các nhóm khách hàng và các mô hình tăng trưởng trong một thế giới mà khả năng tiếp cận và tận dụng các công nghệ số (digital access) ngày càng tăng cùng các tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ( Các loại hình công việc cụ thể có thể bị thay đổi như thế nào trước tiến bộ công nghệ, được đề cập chi tiết tại chương 3).
Nhóm công việc ở mảng Quản lý nguồn Nhân lực và Thu hút Nhân tài xếp thứ hai, hầu hết các công việc cụ thể đều liên quan đến Thu hút và Tuyển dụng Nhân tài, trong số đó có một đầu việc cụ thể là “tuyển dụng nhân lực ngành Công nghệ Thông tin” – có lẽ điều này minh chứng cho sự khó khăn và tầm quan trọng ngày càng tăng của việc tiếp cận người tài trước thị trường lao động đầy cạnh tranh.
Trong các nhóm tiếp theo, Nhóm công việc liên quan đến Môi trường và Phát triển Bền vững (Sustainability and Environment) đều rất đáng chú ý, vì những công việc trong nhóm này đều nằm ở top 40, trong đó có ba công việc cụ thể nằm ở Top 10 (Hình B.2 có liệt kê 3 chức danh: Sustainability Analyst, Sustainability Specialist, Sustainability Manager). Điều này gợi ý rằng Chuyển đổi xanh là xu hướng quan trọng, đồng thời nó cũng kéo theo sự phát triển của thị trường lao động. Chương 3 có những phân tích chi tiết hơn về triển vọng của những ngành nghề có liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh.
Chương 4 và 5 đâu ạ sao em không thấy ạ
Thời gian này bọn mình bị quá tải nên chưa tiếp tục dịch được, mình sẽ cố gắng tiếp tục cho xong. Cám ơn bạn đã quan tâm